Tư liệu. “Sinh sống ở vùng địa hình cao, dốc, làm ruộng bậc thang là cách thích ứng với tự nhiên của các dân tộc thiểu số ở một số tỉnh miền núi phía Bắc. Trên vùng núi cao ở Sa-pa (Lào Cai), Mù Căng Chải (Yên Bái); Hoàng Su Phì (Hà Giang), các dân tộc Nùng, Dao, Mông, La Chí,… đã tạo nên những cánh đồng ruộng bậc thang hàng nghìn héc-ta, được ví như: “bức tranh phong cảnh khổng lồ” hay “những bậc thang nối mặt đất với bầu trời”.
a) Việc làm ruộng bậc thang là cách tất cả các dân tộc ở Việt Nam thích ứng với điều kiện địa hình.
b) Ruộng bậc thang là một phương thức canh tác nông nghiệp hiệu quả trên địa hình dốc, đồi núi, góp phần tạo ra sản phẩm du lịch độc đáo cho các tỉnh Lào Cai, Hà Giang…
c) Kĩ thuật canh tác ruộng bậc thang là sản phẩm của trí tuệ, chứng minh năng lực chinh phục tự nhiên và thái độ sống hài hòa với thiên nhiên của đồng bào dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc Việt Nam.
d) Nhờ có ruộng bậc thang, các dân tộc miền núi phía Bắc đã đáp ứng đủ nhu cầu lương thực ở địa phương và xuất khẩu sản lượng lớn.
A. a => Sai, b => Đúng, c=> Đúng, d => Sai
B. a => Đúng, b => Sai, c=> Đúng, d => Đúng